Nắm được quy trình bảo dưỡng xe tải cho bạn biết thứ tự công việc cần thực hiện nhất là đối với những thợ mới vào nghề. Ngoài ra với chủ phương tiện nắm được cách bảo dưỡng xe tải sẽ giúp bạn biết cách quan sát và chọn được trung tâm bảo dưỡng phù hợp và đáng tin cậy.
Xem thêm:
Quy trình bảo dưỡng xe tải Isuzu
Quy trình bảo dưỡng xe tải Hino
Quy trình bảo dưỡng xe tải đạt chuẩn với 8 bước
Bỏ qua các bước tiếp nhận thông tin cũng như lên kế hoạch sửa chữa, một quy trình bảo dưỡng xe ô tô tải sẽ bao gồm 8 bước cơ bản nhất mà ở cấp độ bảo dưỡng nào cũng cần thực hiện. Ngoài ra với các cấp độ bảo dưỡng cao hơn sẽ có thể bảo dưỡng các đường ống chi tiết.
Kiểm tra lốp xe tải
Lốp xe đóng vai trò quan trọng cũng như đảm bảo an toàn cho chủ phương tiện. Lốp xe non dễ gây mất tay lái, quá mòn dễ gây trơn trượt, lốp rạn nứt dễ gây nổ lốp hoặc cũng có thể khiến xe ì ạch và tốn nhiều nhiên liệu hơn.
Vì thế trong quy trình bảo dưỡng xe tải thì lốp xe là công việc đầu tiên cần thực hiện. Kiểm tra áp suất lốp, các rãnh lốp, van và độ cân bằng lốp. Thông thường theo tuổi đời của lốp thì bạn cần đảo lốp sau khi chạy 5000km đầu tiên và thay thế lốp mới sau 5 vạn km. Ngoài ra, những trường hợp như nổ lốp, vá lốp nhiều lần thì thời gian thay cũng sẽ ngắn hơn.
Quy trình bảo dưỡng xe tải – Kiểm tra dầu
Dầu nhớt giúp cho động cơ vận hành trơn tru và giảm nhiệt độ khi hoạt động, giúp đốt cháy động cơ một cách tốt nhất. Chính vì vậy mà việc thay dầu nhớt đóng vai trò quan trọng đối với xe tải. Thường thì sẽ thay dầu lần đầu trong khoảng 5000km, nếu bạn đi ít hơn thì có thể thay dầu lần đầu sau khoảng 10.000km.
Ngoài thay dầu động cơ cần để ý tới dầu hộp số cũng như dầu phanh xe để có khả năng bôi trơn tốt nhất. Thường thì thời gian thay dầu hộp số cũng như dầu phanh sẽ dài hơn so với thay dầu động cơ.
Hiện nay các trung tâm bảo dưỡng thường sử dụng các máy hút dầu chuyên dụng để đạt hiệu quả tối ưu nhất cũng như rút ngắn thời gian và công sức lao động.
Kiểm tra cửa, kính chắn gió, cần gạt nước
Cửa kính chắn gió luôn đảm bảo an toàn, không có vết rạn nứt gây nguy hiểm cho người lái. Đồng thời cần vệ sinh cửa kính thường xuyên bằng nước rửa kính ô tô chuyên dụng để không làm giảm tầm nhìn trong quá trình lái xe. Nước rửa kính ô tô có khả năng làm sạch bề mặt kính nhanh chóng, hạn chế tối đa tình trạng gỉ sét hay bám bụi gây nguy hiểm cho chủ phương tiện.
Bổ sung nước rửa kính ô tô cho cần gạt nước để chủ động vệ sinh kính chắn trước mặt, hạn chế tối đa giảm tầm nhìn cho người lái. Cần gạt nước nên thay thế mỗi năm 1 lần trước mùa mưa.
Quy trình bảo dưỡng xe tải cần kiểm tra nước làm mát
Nước làm mát giúp giảm nhiệt độ của động cơ, giúp các bộ phận hoạt động tốt hơn, tránh nóng động cơ. Lượng tiêu thụ nước làm mát thường rất chậm bởi dầu nhớt cũng có khả năng giảm nhiệt độ, tuy nhiên bạn cũng cần phải chú ý kiểm tra để bổ sung nước làm mát đầy đủ.
Nếu không bị rò rỉ hoặc bị dính nước mưa thì thường trong khoảng 1-2 năm sẽ bổ sung nước làm mát 1 lần. Ngoài ra trong quá trình bảo dưỡng bạn cũng cần kiểm tra để luôn bổ sung nước làm mát đầy đủ cho động cơ.
Quy trình bảo dưỡng xe tải – Kiểm tra dây an toàn
Dây an toàn giúp bảo vệ an toàn cho người lái cũng như người ngồi kế bên. Trong quá trình sử dụng dây an toàn có thể bị dãn, bị bẩn, bị hỏng lẫy,… ảnh hưởng trực tiếp cho người lái xe. Chính vì vậy dù là chi tiết nhỏ phía trong khoang lái nhưng đây cũng là bộ 1 phận cần được quan tâm và bảo bảo dưỡng định kỳ.
Kiểm tra ắc quy
Ắc quy là nơi cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống các thiết bị trên xe. Sau các công việc ở trên thì tiếp theo chúng ta cần kiểm tra tới hệ thống ắc quy xem còn có khả năng hoạt động để cung cấp điện cho bộ đề, hệ thống đèn, các thiết bị điện trên xe hay không?
Nếu ắc quy yếu có thể sạc và kích bình hoặc có thể thay mới nếu đã đến lúc cần thay thế theo chỉ định của nhà sản xuất. Dù nằm ở trong capo nhưng nhất định trong quy trình bảo dưỡng xe tải bạn không nên bỏ qua bộ phận này.
Quy trình bảo dưỡng xe tải – Kiểm tra hệ thống đèn
Hệ thống đèn xe bao gồm đèn pha, đèn chiếu hậu, đèn phanh xe,…. tất cả đều phải hoạt động ổn định bởi xe tải thường phải đi đường dài ngay cả khi trời tối và đêm khuya. Kiểm tra cẩn thận khả năng hoạt động ổn định của các loại đèn.
Nếu có dấu hiệu chập chờn cần kiểm tra lại hệ thống đường điện, tuổi thọ của bóng đèn. Thêm vào đó sau khi tháo lắp các bóng đèn cần kiểm tra tính chính xác về vị trí cũng như các hướng chiếu sáng.
Quy trình bảo dưỡng xe tải – Vệ sinh nội thất ô tô
Sau khi đã hoàn thành quá trình bảo dưỡng bên ngoài chúng ta sẽ tiến hành bảo dưỡng và vệ sinh nội thất ô tô. Sử dụng máy hút bụi công nghiệp để làm sạch các loại bụi bẩn bám dính phía trong buồng lái. Máy hút bụi công nghiệp có khả năng hút cả những loại bụi khô và bụi ướt, làm sạch nội thất ô tô một cách nhanh chóng và bảo vệ sức khỏe cho người lái.
Có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh nội thất ô tô để tăng khả năng làm sạch, đảm bảo sức khỏe cho chủ phương tiện. Có thể sử dụng xịt đa năng Camel, dung dịch vệ sinh ghế da,…..
Lịch trình bảo dưỡng xe tải định kỳ, đạt chuẩn
Ngoài nắm được quy trình bảo dưỡng xe tải, bạn cần nắm được các mốc thời gian cần tiến hành mang xe đi bảo dưỡng định kỳ. Điều này chủ động từ phía bạn để đảm bảo xe hoạt động ổn định. Tại các mốc thời gian thì công việc bảo dưỡng xe khác nhau và chi phí cho việc bảo dưỡng cũng sẽ khác nhau. Cụ thể bạn có thể tham khảo thông qua bảng dưới đây:
Cấp độ | Chi phí bảo dưỡng | Hạng mục thực hiện |
Cấp độ 5000km | ~1,3 triệu |
|
Cấp độ 10.000km | ~2,8 triệu |
|
Cấp độ 20.000km | ~3,5 triệu |
|
Cấp độ 40.000km | ~7-10 triệu |
|
Quy trình bảo dưỡng xe tải thường sẽ phức tạp hơn so với xe ô tô con, vì vậy quá trình bảo dưỡng cần được thực hiện tại các trung tâm và các gara bảo dưỡng chuyên nghiệp, có tay nghề. Mọi thông tin chi tiết các bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số hotline để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp 24/7!