Trang chủTin tứcTìm hiểu thành phần mỡ bôi trơn, phân loại và ứng dụng chi tiết

Tìm hiểu thành phần mỡ bôi trơn, phân loại và ứng dụng chi tiết

27/03/2023 - admin

Mỡ bò công nghiệp là chất có dạng đặc nhuyễn, chuyên sử dụng để bôi trơn các chi tiết máy móc như hộp số, bánh răng, đĩa quay,… Để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp, mời bạn đọc tham khảo thông tin về thành phần mỡ bôi trơn, phân loại và ứng dụng cụ thể.

thanh-phan-mo-boi-tron-1
Mỡ bôi trơn giúp động cơ hoạt động trơn tru và tăng tuổi thọ

Thành phần của mỡ bôi trơn

Mỡ bò bôi trơn là hỗn hợp được cấu tạo từ 3 thành phần chính. Đó là dầu gốc, chất làm đặc và các chất phụ gia khác.

Dầu gốc – thành phần chính mỡ bôi trơn

Dầu gốc chiếm khoảng 70 – 90% thành phần trong mỡ bôi trơn. Trong đó, đa số các loại dầu gốc hiện nay có thành phần bao gồm 90% dầu gốc khoáng, 6% dầu gốc tổng hợp, 3% dầu gốc bán tổng hợp và 1% dầu gốc sinh học.

Lượng dầu gốc trong mỡ bôi trơn sẽ quyết định đến tính chất của sản phẩm cuối cùng. Có thể là khả năng chịu nhiệt, chịu lực va đập hoặc chống oxy hóa,…

Xem thêm: Cập nhật giá mỡ bò bôi trơn cao cấp

thanh-phan-mo-boi-tron-2
Dầu gốc là thành phần chính trong mỡ bôi trơn

Chất làm đặc – thành phần phải có của mỡ bôi trơn

Chất làm đặc là chiếm khoảng 10 – 15% thành phần mỡ bôi trơn. Chất hóa học này có nhiệm vụ làm kết dính các thành phần, giúp mỡ bò có dạng đặc nhuyễn, độ bám dính tốt.

Chất làm đặc bắt buộc phải có tính bền trước nhiệt độ cao, đảm bảo không bị chảy.

Xem thêm:

thanh-phan-mo-boi-tron-3
Chất làm đặc giúp định dạng mỡ

Các chất phụ gia khác

Tùy vào mục đích sử dụng, các chất phụ gia được thêm vào với nhiều công dụng đa dạng. Một số chất phụ gia được sử dụng phổ biến có thể kể đến như chống oxy hóa, chống tạo bọt, ức chế rỉ sét, kháng nước, chống áp lực,…

thanh-phan-mo-boi-tron-4
Tùy vào mục đích sản xuất để thêm phụ gia phù hợp

Phân loại và ứng dụng của mỡ bôi trơn

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại mỡ bò đa dạng. Một số loại mỡ bôi trơn được sử dụng phổ biến hiện nay như chống va đập, chịu nhiệt, kháng nước, chống kẹt dính, bôi trơn cao tốc, mỡ bò chân không.

Xem thêm: Địa chỉ mua mỡ bò bôi trơn công nghiệp

Loại mỡ bôi trơn Đặc điểm Ứng dụng
Mỡ bò chống va đập Thành phần được thêm các chất phụ gia và phụ gia rắn chống va đập Bôi trơn cho các bộ phận chịu rung lắc nhiều như dây cáp, trục khuỷu,…
Mỡ bò chịu nhiệt Mỡ có tính bền trước nhiệt độ cao, từ 100 – 1000 độ C. Bôi trơn các chi tiết vòng bi, bánh răng bên trong máy móc hoạt động liên tục, công việc nặng.
Mỡ bò kháng nước Chứa thành phần chất làm đặc có tính kháng nước cực kì tốt như calcium (gốc canxi), lithium complex, polyurea, PTFE, Silica,… Bôi trơn máy móc, động cơ phải hoạt động trong môi trường ẩm ướt, mùa mưa,…
Mỡ bò chống kẹt dính Thành phần có chứa lượng graphit kim loại đồng, chống bám dính. Mỡ được sử dụng trong các xilanh, máy ép nhựa, các bu lông trong công nghiệp hóa chất.
Mỡ bò bôi trơn cao tốc Mỡ có độ ma sát cực thấp, chống mài mòn tốt, làm mát các chi tiết máy. Thường được sử dụng trong các vòng bi của thiết bị máy có hiệu suất cao, tần suất liên tục.
Mỡ bò chân không Có tác dụng làm kín các chi tiết máy, hoạt động tốt ở nhiệt độ từ -40 đến 200 độ C. Thường được sử dụng bôi trơn và bịt kín hệ thống chân không, áp suất.
thanh-phan-mo-boi-tron-5
Trên thị trường có đa dạng các dòng mỡ bôi trơn

Trên đây là bài chia sẻ kiến thức về thành phần mỡ bôi trơn và bảng phân loại đặc điểm, ứng dụng của từng dòng mỡ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo.

Bài liên quan
[pokamodule com="pokamodule-shortcode" task="list-post" category="related" thumbnail="1" size_thumbnail="thumbnail" date="1" limit="4" class="poka-post-related"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.