Máy nén khí piston là thiết bị không thể thay thế trong các tiệm sửa xe, công xưởng,… Với tần suất làm việc liên tục cùng với một số môi trường làm việc bụi bặm thì việc bảo dưỡng máy nén khí piston là điều không thể bỏ qua.
4 Cách bảo dưỡng máy nén khí piston cơ bản nhất
Việc vệ sinh, bảo dưỡng máy nén khí thường xuyên không chỉ hoạt động trơn tru mà còn nâng cao tuổi thọ cho máy. Dưới đây là một số cách bảo vệ máy nén khí piston ngay tại nhà bạn nên biết
Bảo dưỡng máy nén khí piston bằng cách vệ sinh lưới chắn bụi
Lưới chắn bụi là bộ phận ngăn chặn các bụi bẩn từ môi trường bên ngoài máy nén khí piston. Chính vì thế mà đây là nơi chứa nhiều bụi bẩn nhất của máy. Nếu bụi bẩn bên ngoài bay vào máy lâu ngày không được xử lý sẽ gây ra tình trạng nóng máy, lâu dần ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của máy.
Bạn có thể thực hiện quy trình bảo dưỡng máy nén khí piston 1 cấp hay 2 cấp bằng cách vệ sinh lưới chắn bụi theo 4 bước như sau:
- Bước 1: Tháo rời hệ thống lưới chắn bụi.
- Bước 2: Vệ sinh bộ phận lọc bụi bằng dung dịch axit loãng.
- Bước 3: Sấy khô lưới chắn.
- Bước 4: Lắp đặt vào máy.
Bảo dưỡng máy nén khí piston bằng cách thay dầu
Đối với máy nén khí Piston, dầu máy đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình của máy. Dầu máy không chỉ giúp quá trình hoạt động trở nên êm ái hơn mà còn giúp máy hoạt động trơn tru hơn, tiết kiệm tối đa nhiên liệu.
Theo các lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên thay dầu máy định kỳ 1000 giờ sử dụng tương đương đến 3- 6 tháng tùy theo tần suất sử dụng.
Cách bảo dưỡng máy nén khí piston bằng việc thay dầu máy cũng được đánh giá là khá đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện các thao tác như sau:
- Bước 1: Làm ấm máy bằng cách khởi động máy.
- Bước 2: Vặn ốc xả dưới đáy bình và dùng khay để hứng. Đợi dầu chảy ra hết thì vặn ốc lại vị trí ban đầu.
- Bước 3: Mở nắp trên đỉnh khoang dầu của máy nén khí piston và đổ từ từ dầu vào khoang chứa.
- Bước 4: Quan sát cho đến khi lượng dầu đổ vào máy bằng ¾ của mắt thăm dầu thì dừng lại.
Bảo dưỡng máy nén khí piston bằng cách vệ sinh bộ lọc khí
Bộ phận lọc khí là nơi diễn ra quá trình tiếp nhận các luồng khí từ môi trường bên ngoài vào bên trong máy nén khí.
Sau một thời gian sử dụng, bề mặt bộ lọc khí bám nhiều bụi bẩn do vậy, cần phải vệ sinh bộ lọc khí định kỳ thường xuyên.
Cách vệ sinh bộ phận này như sau:
- Bước 1: Dùng khí nén áp lực thấp thổi vào bên trong và bên ngoài của lõi lọc, đảm bảo miệng thổi cách mặt lõi lọc tầm 10mm.
- Bước 2: Lần lượt thổi theo chiều từ trên xuống dưới.
- Bước 3: Gõ nhẹ lên lõi lọc xem còn bụi bẩn không. Nếu quá bẩn thì nên thay mới.
Bảo dưỡng máy nén khí piston bằng cách vệ sinh dàn giải nhiệt
Dàn giải nhiệt là bộ phận vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của máy nén khí. Bộ phận này có tác dụng làm mát động cơ, tránh làm gián đoạn luồng khí tránh các hiện tượng máy đột ngột dừng lại xảy ra.
Cách vệ sinh dàn giải nhiệt như sau:
- Bước 1: Tháo rời hệ thống dàn giải nhiệt ra khỏi máy.
- Bước 2: Vệ sinh bằng dung dịch axit loãng hoặc các dung dịch tẩy rửa khác.
- Bước 3: Sấy khô hoàn toàn dàn giải nhiệt rồi mới đưa vào sử dụng.
Xem thêm: Sửa máy nén khí piston với 5 lỗi thường gặp
Bao lâu thì nên bảo dưỡng máy nén khí piston?
Trên thực tế, để máy hoạt động luôn như mới hay hao hụt ít, bạn cần phải thực hiện công việc bảo dưỡng máy định kỳ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý,… Cụ thể như sau:
Bảo dưỡng máy nén khí hàng ngày:
- Khi máy hoạt động cần chú ý đến sự chấn động và tiếng ồn bất thường.
- Xả van xả dưới đáy bình chứa sau mỗi 4 hoặc 8 tiếng hoạt động tùy theo độ ẩm không khí.
Bảo dưỡng máy nén khí piston theo tuần:
- Vệ sinh và làm sạch bộ lọc khí.
- Vệ sinh các linh kiện bên ngoài máy.
- Kiểm tra hoạt động của van xả.
- Kiểm tra sự rò rỉ của toàn bộ hệ thống nén khí.
Bảo dưỡng máy nén khí piston theo tháng:
- Kiểm tra tất cả các van, làm sạch muội than ở đầu máy và các van.
- Siết chặt các ốc, bu lông, mối nối,….
- Kiểm tra bình chứa dầu và thay thế lọc dầu mới sau khoảng 1000 giờ.
Bảo dưỡng máy hàng năm:
- Kiểm tra tổng thể máy và siết chặt các bu lông.
- Thay mới lọc gió, lọc tách dầu.
- Bơm mỡ bổ sung vào các vòng bi, động cơ.
- Kiểm tra chế độ tự ngắt của máy.
Bài viết trên là những chia sẻ về quy trình bảo dưỡng máy nén khí piston, chúc bạn sử dụng máy hiệu quả.