Xe tải Hino là một thương hiệu có nguồn gốc từ Nhật, độ bền cao. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì xe tải Hino cần được bảo dưỡng để đảm bảo mọi chi tiết hoạt động ổn định, an toàn cho chủ phương tiện. Vậy khi nào cần mang xe đi bảo dưỡng?, quy trình bảo dưỡng ra sao?, nên bảo dưỡng ở đâu?.
Xem thêm:
Chi phí bảo dưỡng xe tải của tất cả các hãng xe
Hướng dẫn bảo dưỡng xe tải Isuzu đạt chuẩn
Các mốc thời gian cần bảo dưỡng xe tải Hino
Việc bảo dưỡng xe Hino thường xuyên, đúng thời điểm không những giúp xe hoạt động ổn định mà có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí trong quá trình sử dụng. Việc bảo dưỡng xe Hino sẽ có 4 cấp, tại mỗi cấp thì công việc bảo dưỡng cũng sẽ khác nhau. Cụ thể đó là:
- Bảo dưỡng cấp nhỏ: là sau 5000km đầu tiên. Tại thời điểm này sẽ tiến hành kiểm tra dầu máy, vệ sinh lọc gió và điều hòa.
- Bảo dưỡng cấp trung bình: sau 15.000km sẽ cần bảo dưỡng xe tải Hino lần thứ 2. Tại lần này cần thay lọc gió, thay dầu và lọc dầu.
- Bảo dưỡng cấp trung bình lớn: sau 30.000km tiếp theo. Thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa để động cơ không bị tắc nghẽn.
- Bảo dưỡng cấp lớn: sau 40.000km. Kiểm tra loại toàn bộ xe từ hệ thống phanh, dây curoa, các loại dầu,….
Tại mỗi thời điểm bảo dưỡng, ngoài các công việc nêu trên thì xe tải Hino sẽ được kiểm tra về hệ thống phanh, khung xe hoặc các chi tiết mà chủ xe cảm thấy khác lạ để khắc phục sự cố kịp thời.
Quy trình bảo dưỡng xe tải Hino đạt chuẩn
Quy trình bảo dưỡng xe tải không quá khó khăn, sau mỗi lần bảo dưỡng thì chủ phương tiện sẽ có sổ tay bảo dưỡng. Từ đó bạn có thể dễ dàng nắm bắt được công việc cần làm. Ngoài ra căn cứ vào tình trạng hoạt động của xe thì các trung tâm cũng có thể xác định được các công việc bảo dưỡng cần thực hiện.
Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh xe tải Hino
Phanh là bộ phận rất quan trọng đối với tất cả các phương tiện chứ không chỉ đơn thuần đối với xe tải. Khi phanh hoạt động kém rất có thể sẽ gây mất an toàn cho chủ phương tiện cũng như những người tham gia giao thông. Vì thế cho dù bảo dưỡng xe Hino ở cấp độ nào thì phanh xe cũng là bộ phận đầu tiên được kiểm tra:
+ Kiểm tra tình trạng làm việc của bộ trợ lực khí nén về khả năng siết phanh. Sử dụng tua vít hay súng bắn vít để siết chặt đai giữ bình khí nén, giá đỡ tổng bơm phanh, chân phanh.
+ Tháo và kiểm tra má phanh, guốc phanh, đãi phanh, má phanh về khả năng bám chặt. Chi tiết nào lỏng thì vặn chặt, má phanh nào đã quá mòn thì nên thay thế má phanh mới..
+ Cuối cùng là kiểm tra bầu phanh và độ ăn nhạy của phanh tay.
Bảo dưỡng xe tải Hino – Kiểm tra hệ thống chuyển động và khung xe
Vỏ và khung xe được kết nối với nhau bởi các khớp nối và mối nối quai nhíp giúp các chi tiết bám chặt với nhau. Điểm đặc biệt ở hãng xe này và phần khun được làm bằng thép nguyên khối, chính vì vậy mà độ bền rất cao. Tuy nhiên trong quá trình bảo dưỡng xe cần:
- Sử dụng máy bơm mỡ chuyên dụng để bổ sung mỡ cho quai nhíp để tránh han gỉ.
- Lau sạch các vị trí quai nhíp trước khi tiến hành bơm mỡ mới để loại bỏ cát, bùn đất.
- Kiểm tra bộ giảm sóc, các thiết bị lò xo đảm bảo độ đàn hồi tốt.
Kiểm tra và bảo dưỡng cầu trước, hệ thống lái – Bảo dưỡng xe tải Hino
Cầu trước và hệ thống lái ảnh hưởng trực tiếp tới độ mượt của vô lăng, hạn chế tối đa tình trạng bị mất lái, đánh lái khó khăn. Cầu trước có thể bị lệch hoặc hộp số có thể bị hết dầu khiến cho quá trình điều khiển xe gặp khó khăn. Cụ thể đó là:
- Kiểm tra hộp số tay lái có khít không, hệ thống trợ lực tay lái có mượt hay không. Nếu gặp khó khăn có thể do thiếu dầu hoặc dầu đang bị chứa nhiều cặn bẩn gây kẹt hộp số.
- Kiểm tra chốt cầu trước xem có độ sai lệch hay không, nếu có cần phải hiệu chỉnh độ lệch. Nếu lệch quá nhiều cần thay thế cái mới để đảm bảo an toàn khi lái xe.
Bảo dưỡng xe tải Hino – Bổ sung dầu nhớt và nước làm mát
Dầu nhớt và nước làm mát có vai trò vô cùng quan trọng với toàn bộ xe tải. Nước làm mát có tốc độ tiêu hao rất chậm, tuy nhiên vẫn cần kiểm tra để bổ sung kịp thời.
Với dầu nhớt ngoài dầu động cơ bạn cần quan tâm tới dầu hộp số. Nếu dầu quá đem, hoặc nhiều cặn bẩn cần thay thế dầu mới để động cơ hoạt động ổn định. Trước khi thay dầu mới cần:
- Sử dụng máy hút dầu chuyên dụng để hút hết dầu cũ và cặn bẩn ra ngoài.
- Bổ sung dầu mới phù hợp cho từng bộ phận. Dầu nhớt động cơ sẽ khác với dầu nhớt cho hộp số.
Kiểm tra hệ thống ly hợp số và trục các đăng
Độ mòn của ly hợp quá mức giới hạn có thể khiến cho việc chuyển động của bánh xe không chuẩn xác, khiến cho việc điều chỉnh tốc độ xe bị sai lệch. Điều này vô cùng nguy hiểm khi xe tải chạy trên đường dốc hoặc cao tốc. Do đó trong quá trình bảo dưỡng xe tải Hino nhất định không được bỏ qua bước này.
- Nếu ly hợp số quá mòn, cần thay thế ly hợp mới để đảm bảo an toàn cho chủ phương tiện.
- Sử dụng súng xiết bu lông để vặn chặt bu lông lắp hộp số, bu lông tại trục các đăng.
Bảo dưỡng xe tải Hino ở đâu tốt, chi phí rẻ?
Vậy bảo dưỡng xe Hino ở đâu để vừa đảm bảo chất lượng cũng như giá thành dịch vụ? Bạn có 2 lựa chọn khi tiến hành bảo dưỡng xe đó là:
- Nếu xe mới mua và còn bảo hành thì bạn có thể mang ra trung tâm bảo hành của hãng để tiến hành kiểm tra. Tại thời điểm còn bảo hành bạn sẽ được tiến hành kiểm tra không mất phí một số dịch vụ.
- Nếu xe sử dụng đã lâu bạn có thể chọn các trung tâm bảo dưỡng xe bên ngoài để có thể rút ngắn thời gian chờ đợi.
Khi bảo dưỡng tại trung tâm ngoài, bạn nên ưu tiên chọn các địa điểm có đầy đủ dụng cụ, mặt bằng rộng và chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Công ty TNHH Trường Long: vừa phân phối và cung cấp dịch vụ bảo dưỡng xe tải Hino chính hãng.
- Công ty TNHH Đại Phát Tín: được mệnh danh là địa chỉ bảo dưỡng xe Hino tốt nhất miền Nam.
- Công ty TNHH Việt Nhật: cung cấp dịch vụ bảo dưỡng xe Hino trên toàn quốc, trải dài từ Bắc vào Nam.
Bảo dưỡng xe tải Hino là việc vô cùng cần thiết giúp xe hoạt động ổn định và an toàn cho người dùng. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa nêu trên có thể giúp bạn chọn được địa chỉ bảo dưỡng phù hợp cũng như xác định được thời điểm cần tiến hành bảo dưỡng.