Categories: Tin tức

Cách bơm mỡ xe tải – 19 vị trí bơm mỡ xe tải nhất định PHẢI BIẾT

Trong quá trình bảo dưỡng xe tải thì việc bơm mỡ để bảo vệ các chi tiết và bộ phận xe là vô cùng quan trọng. Nắm được cách bơm mỡ xe tải đạt chuẩn không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà có thể gia tăng tuổi thọ của xe. Đặc biệt trong quá trình bảo dưỡng sẽ có những vị trí bơm mỡ xe tải bạn nhất định không được bỏ qua.

Hướng dẫn bơm mỡ cho xe tải đúng kỹ thuật

Xem thêm:

Tổng hợp các vị trí bơm mỡ xe tải nhất định không được bỏ qua

Nắm được vị trí bơm mỡ xe tải giúp quá trình bảo dưỡng đạt hiệu quả cao, tránh bỏ qua các bộ phận cần bảo dưỡng làm giảm tuổi thọ của xe tải. Cụ thể một số bộ phận cần bơm mỡ bao gồm:

  • Móc treo lò xò: nhắc trục lên khỏi sàn, tiến hành treo khung bằng giá đỡ và hạ trục xuống. Vị trí cần bơm mỡ là cá bề mặt tiếp xúc sẽ lộ ra.
  • Thiết bị lái: bơm mỡ nhẹ nhàng, tránh làm hỏng phớt của trục.
  • Bộ điều chỉnh độ trượt: trước khi bơm mỡ cần kiểm tra phốt cam phanh, tránh mỡ bị tràn vào trống phanh và đệm phanh gây mất ma sát.
  • Liên kết giữa trục lái và hãm bánh xe.
  • Lò xo lá: chốt mắt lò xo phía trước và phía sau.
  • Thanh giằng: sử dụng các mỡ bôi trơn gốc Lithium.
  • Hệ thống treo sau: bôi trơn ống lót chốt lò xò.
Các vị trí xe tải cần bơm mỡ

Ngoài ra trong quá trình bảo dưỡng và bơm mỡ xe tải cần bổ sung mỡ cho vòng bi bánh xe, các trục phụ, khớp chữ U,…..

Hướng dẫn cách bơm mỡ xe tải đạt chuẩn, hiệu quả cao

Để có thể bơm mỡ cho xe tải đạt hiệu quả cao bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, chọn được loại mỡ phù hợp và có quá trình bảo dưỡng đạt chuẩn. Một số thông tin cụ thể về quá trình bơm mỡ xe tải mà chúng tôi gợi ý cho bạn:

Dụng cụ cần có để bơm mỡ xe tải

Để quá trình bơm mỡ xe tải đạt hiệu quả cao, trước khi tìm hiểu về cách bơm mỡ xe tải chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ kèm theo. Cụ thể bao gồm:

  • Máy bơm mỡ: giúp quá trình bơm mỡ đạt hiệu quả cao. Có thể chọn máy bơm mỡ cầm tay, máy bơm mỡ dùng hơi hoặc máy bơm mỡ bằng điện tùy thuộc vào nhu cầu và mức chi phí đầu tư.
  • Mỡ bò công nghiệp: với mỗi bộ phận hay chi tiết xe tải thì nhà sản xuất sẽ khuyến cáo sử dụng loại mỡ bôi trơn có gốc mỡ khác nhau. Vì thế bạn cần chọn loại mỡ phù hợp.
  • Thiết bị tháo – lắp: súng dùng hơi, cờ lê,…..
Máy bơm mỡ khí nén để bơm mỡ xe tải

Cách bơm mỡ xe tải đạt chuẩn

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, chúng ta sẽ tiến hành bơm mỡ cho xe tải. Quá trình bơm mỡ cho xe tải không quá khó khăn, bao gồm 3 bước sau:

Bước 1: Cung cấp mỡ vào máy bơm mỡ

Trước khi tiến hành bơm mỡ cần kiểm tra lượng mỡ có trong thùng chứa. Nếu quá ít cần bổ sung luôn, tránh tình trạng đang bơm mỡ bị thiếu, ảnh hưởng tới tiến độ công việc.

Bước 2: Kết nối máy bơm mỡ với nguồn năng lượng phù hợp

Cụ thể với máy bơm mỡ khí nén cần kết nối với máy khí nén, máy bơm mỡ bằng điện cần kết nối với nguồn điện. Đảm bảo nguồn năng lượng ổn định để máy bơm mỡ hoạt động ổn định.

Bước 3: Điều chỉnh máy bơm mỡ và sử dụng

  • Máy bơm mỡ sẽ có núm chỉnh áp để điều chỉnh lượng mỡ ra ngoài, tùy vào những vị trí mà bạn sẽ điều chỉnh cho phù hợp.
  • Hướng súng vào vị trí cần bảo dưỡng, mở van khóa ở đầu súng để mỡ được đưa ra ngoài.

Trong trường hợp nếu sử dụng máy bơm mỡ bằng tay, chân sẽ cần tác động lực để đẩy mỡ ra ngoài. Như vậy là bạn đã nắm được cách bơm mỡ xe tải đạt chuẩn.

Hướng dẫn cách lắp đặt máy bơm mỡ đạt chuẩn

Một số lưu ý khi bơm mỡ xe tải tránh lãng phí

Để quá trình bơm mỡ xe tải đạt hiệu quả cao, ngoài xác định đúng vị trí cần bơm mỡ bạn cần lưu ý một số vấn đề:

  • Chọn loại mỡ chuyên dụng phù hợp cho từng loại xe cũng như chi tiết máy.
  • Tại các vị trí cần bảo dưỡng, trước khi bơm mỡ cần làm sạch mỡ thừa và bụi bẩn.
  • Để đảm bảo an toàn khi bơm mỡ, bẹn nên để động cơ dừng nghỉ và nguội.
  • Thiết bị bơm mỡ cũng cần được làm sạch và vệ sinh trước khi bơm mỡ xe tải.
Lưu ý khi bơm mỡ xe tải hiệu quả cao

Trên đây là tổng hợp những thông tin tổng quan và hướng dẫn cách bơm mỡ xe tải đạt chuẩn. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa nêu trên có thể giúp bạn bảo dưỡng xe đạt hiệu quả cao!

admin

Bài đăng gần đây

Review chi tiết máy nén khí Oshima 24L chính hãng 2024

Máy nén khí Oshima 24L là loại máy chất lượng cao, được sản xuất và lắp ráp trực tiếp tại…

6 tháng ago

Nên đầu tư máy nén khí Etop 30L không dầu hay có dầu?

Máy nén khí Etop 30L là dòng máy nén khí mini, được sản xuất ở 2 dạng: có dầu và…

6 tháng ago

Sự thật về máy nén khí Etop 9L giá rẻ từ 1.4 triệu đồng

Máy nén khí Etop 9L thuộc dòng máy nén khí mini không dầu, được sản xuất trực tiếp tại Đài…

6 tháng ago

Top 7+ máy nén khí Pegasus 330L chất lượng cao 2024

Máy nén khí Pegasus 330L là sản phẩm được sản xuất và lắp ráp trực tiếp tại Việt Nam nên…

6 tháng ago

Nên đầu tư máy nén khí Wing 25L có dầu hay không dầu?

Máy nén khí Wing 25L là sản phẩm máy nén khí Việt Nam, có giá thành rẻ chỉ từ 2…

6 tháng ago

Review máy nén khí Puma 3hp nhập khẩu, chính hãng 100%

Máy nén khí Puma 3hp thuộc dòng máy nén khí 8kg, được sản xuất và lắp ráp trực tiếp tại…

6 tháng ago