Trang chủTin tứcSơ đồ nguyên lý hệ thống khí nén đạt tiêu chuẩn và “tiết kiệm” nhất

Sơ đồ nguyên lý hệ thống khí nén đạt tiêu chuẩn và “tiết kiệm” nhất

23/10/2021 - admin

Sơ đồ nguyên lý hệ thống khí nén cho bạn biết được vị trí lắp đặt các thiết bị trong hệ thống khí nén một cách tiêu chuẩn, đem lại hiệu quả làm việc và tiết kiệm chi phí đầu tư. Vậy bạn đã nắm rõ cách sắp xếp các thiết bị trong hệ thống khí nén hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này một cách chi tiết nhất, tỉ mỉ nhất và cụ thể nhất.

so-do-nguyen-ly-he-thong-khi-nen
Sơ đò nguyên lý hệ thống khí nén

Tổng quan về sơ đồ nguyên lý hệ thống khí nén

Hệ thống khí nén là một hệ thống bao gồm nhiều thiết bị được kết nối với nhau với nhiệm vụ cung cấp nguồn khí nén đạt tiêu chuẩn cho các thiết bị và công việc sử dụng khí nén. Nhờ có hệ thống máy nén khí mà hoạt động sản xuất kinh doanh trở lên tiết kiệm hơn, tối ưu hơn. Dưới đây là một số thông tin về sơ đồ nguyên lý hệ thống khí nén.

Sơ đồ hệ thống khí nén bao gồm các thiết bị

Một hệ thống khí nén sẽ bao gồm ít nhất 5 thiết bị, phụ kiện, bao gồm: Máy nén khí, máy sấy khí, bình tích áp khí nén, bộ lọc khí nén và đường ống khí nén. Mỗi thiết bị lại có nhiệm vụ riêng biệt và không thể thiếu trong mọi hệ thống dù là quy mô nhỏ hay lớn.

  • Máy nén khí

 Máy nén khí trục vít hoặc piston, nhưng thông thường người ta sẽ dùng máy nén trục vít cho các hệ thống khí nén. Máy nén trục vít có 2 loại là có dầu và không dầu tuỳ theo yêu cầu về độ tinh khiết của khí nén mà người ta sẽ chọn thiết bị phù hợp.

so-do-nguyen-ly-he-thong-khi-nen-1
Máy nén khí trục vít

Máy nén khí có vai trò hút khí từ bên ngoài và nén khí, giúp khí nén có áp lực cao.

  • Bình khí nén: hay còn gọi là bình tích áp, được thiết kế dáng trụ tròn, rỗng bên trong, dùng để chứa khí nén và hỗ trợ tạo áp lực khí nén, cung cấp khí ổn định cho toàn hệ thống.
so-do-nguyen-ly-he-thong-khi-nen-3
Bình khí nén
  • Máy sấy khí nén: Làm khô khí nén để có thể đáp ứng các nhu cầu sản xuất và bảo vệ thiết bị khỏi han gỉ. Nguyên lý máy sấy khí chính là sấy khô khí nén, để khí nén đầu ra không chứa hơi nước, đảm bảo cho các thiết bị hay may móc sản xuất.
  • Bộ lọc khí nén: Thường là bộ lọc khí công nghiệp, có nhiệm vụ lọc tạp chất và một phần hơi nước lẫn trong khí nén. 1 bộ thông thường sẽ bao gồm: lọc thô – lọc tinh – lọc siêu tinh.
  • Đường ống khí nén: Dùng dẫn khí nén đi từ máy nén khí qua các thiết bị hệ thống và tới máy móc sử dụng khí nén.
so-do-nguyen-ly-he-thong-khi-nen-6
Đường ống khí nén

Sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống khí nén

Nguyên lý làm việc của hệ thống khí nén sẽ diễn ra với 4 giai đoạn, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Không khí từ ngoài môi trường sẽ được hú vào máy nén khí trục vít.
  • Bước 2: Khí nén được xử lý sơ cấp qua bộ làm mát và lọc khí nén (lần 1).
  • Bước 3: Khí nén đi tới bình chứa khí và được tích liên tục đến khí đạt đủ áp lực cần thiết rơ le sẽ dừng, máy nén ngừng hoạt động. Việc tích khí nén sẽ giúp tạo áp lực và cung cấp nguồn khí nén liên tục, ổn định.
  • Bước 4: Khí nén được xử lý thứ cấp qua máy sấy khí nén và các bộ lọc rồi sẽ được phân phối tới các dây chuyền sản xuất.

so-do-nguyen-ly-he-thong-khi-nen-4

Có thể thấy sơ đồ nguyên lý hệ thống khí nén có mối liên hệ mật thiết với nhau và được diễn ra theo một quy trình khoa học, logic.

Một số lưu ý lắp đặt sơ đồ nguyên lý hệ thống khí nén

Việc lắp đặt ĐÚNG sơ đồ nguyên lý hệ thống khí nén là rất quan trọng, quyết định đến chất lượng khí và khả năng đáp ứng nhu cầu công việc. Dưới đây là một số lưu ý chung khi lắp đặt hệ thống khí nén và lưu ý riêng cho các loại hệ thống.

  • Không lắp đặt thiết bị hệ thống khí nén quá gần vì có thể gây ra cộng hưởng nhiệt nếu hoạt động trong thời gian dài.
  • Không đặt máy tại vị trí gồ ghề, ẩm ướt hoặc bị hắt nắng trực tiếp.
  • Cần lắp hệ thống nước thải cho hệ thống khí nén.
  • Không đặt máy tại nơi nhiều bụi bẩn, trong cùng không gian sản xuất.

Lưu ý khi setup sơ đồ hệ thống khí nén dùng máy sấy làm lạnh:

so-do-nguyen-ly-he-thong-khi-nen-12

  • Bình chứa khí lắp đặt ngay sau máy nén khí trục vít, nếu có điều kiện có thể trang bị 2 bình khí, 1 bình ướt sau máy nén, 1 bình khô sau máy sấy khí.
  • Bộ lọc được lắp sau máy sấy. Tuy nhiên, bộ thô khí nén có thể được lắp trước máy sấy tác nhân lạnh, các bộ lọc tinh và siêu tinh lắp sau máy sấy khí

Lưu ý khí setup sơ đồ hệ thống khí nén dùng máy sấy hấp thụ:

so-do-nguyen-ly-he-thong-khi-nen-13

  • Máy sấy hấp thụ thường đi với máy nén khí không dầu, dùng trong các lĩnh vực yêu cầu khí nén yêu cầu độ sạch cao.
  • Bộ lọc thô nên được lắp ngay trước máy sấy hấp thụ, tránh tình trạng độ ẩm cao làm lỗi máy.

Trên đây là những thông tin về sơ đồ nguyên lý hệ thống khí nén và các lưu ý quan trọng cần phải nhớ khi lắp đặt hệ thống khí nén. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn nhanh nhất.

Bài liên quan
[pokamodule com="pokamodule-shortcode" task="list-post" category="related" thumbnail="1" size_thumbnail="thumbnail" date="1" limit="4" class="poka-post-related"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.