Categories: Tin tức

Bơm mỡ máy xúc dùng loại nào? Giá máy bơm mỡ máy xúc chính hãng

Việc bơm mỡ máy xúc là một trong những công việc vô cùng quan trọng, giúp cho máy xúc luôn hoạt động ổn định và đạt hiệu quả công việc tối ưu. Trong bài viết này chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một số loại máy bơm mỡ phù hợp dùng cho máy xúc cũng như hướng dẫn chi tiết cách bơm mỡ máy xúc, giúp bạn có thể dễ dàng thao tác, bảo dưỡng máy.

Xem thêm:

Lý do cần bơm mỡ máy xúc

Các sản phẩm máy móc, đặc biệt là máy móc công nghiệp, sau một thời gian sử dụng đều sẽ có dấu hiệu xuống cấp nếu như không được bảo dưỡng thường xuyên. Máy xúc cũng vậy, với tần suất hoạt động liên tục, đòi hỏi phải được bảo dưỡng và bôi trơn các khớp nối thường xuyên. Chính vì vậy việc bơm mỡ máy xúc là rất cần thiết.

  • Tại các vị trí ốc vít của máy, nếu không được thường xuyên sẽ dễ bị lỏng, mất ma sát, mất khả năng bám chặt, lỏng ốc có thể dẫn đến các sự cố kỹ thuật cho máy và thiếu an toàn cho người sử dụng.
  • Việc bơm mỡ máy xúc tại các chi tiết động cơ, khớp nối, giúp máy hoạt động trơn tru hơn và tránh gây tiếng ồn lớn hay hao mòn các chi tiết.
  • Bơm mỡ đúng cách sxe giúp các bộ phận như động cơ hay xích đĩa có thể hoạt động trơn tru, nhanh và mượt hơn, đồng thời tuổi thọ của máy cũng được kéo dài thêm.
Bơm mỡ máy xúc là hoạt động bảo dưỡng cần thiết

Bơm mỡ máy xúc dùng loại nào?

Để bơm mỡ cho máy xúc, người dùng có thể lựa chọn máy bơm mỡ bằng tay hoặc máy bơm mỡ bằng điện. Mỗi loại lại có những ưu điểm riêng và phù hợp với các quy mô sử dụng khác nhau.

Máy bơm mỡ máy xúc – máy bơm mỡ bằng tay

Máy bơm mỡ bằng tay hay máy bơm mỡ cầm tay thường có thiết kế nhỏ gọn và rất dễ sử dụng. Đặc điểm của loại máy này là sử dụng lực tác động từ tay để sinh công, đẩy mỡ ra bên ngoài chứ không sử dụng đến các thiết bị phụ trợ khác như máy nén hay nguồn nguồn điện vì thế mà có thể sử dụng một cách linh động, dù ở bất kỳ đâu.

May bơm mỡ cầm tay

Thiết kế của máy bơm mỡ máy xúc bằng tay vô cùng nhỏ gọn, nhiều loại chỉ có kích thước đường kính 10cm, chiều dài chỉ khoảng 30 – 50cm, vì vậy cũng rất thuận tiện khi sử dụng. 

Tuy nhiên, khi dùng các loại máy bơm mỡ bằng tay để bơm mỡ máy xúc thường sẽ tốn khá nhiều thời gian để chuẩn bị cũng như sức lực trong khi sử dụng. Thêm vào đó, do kích thước của máy khá nhỏ nên sẽ phù hợp với bơm mỡ riêng lẻ cho từng máy xúc, vì nếu bơm mỡ liên tục cho nhiều máy một lúc sẽ thường xuyên phải thay mỡ, rất bất tiện.

Máy bơm mỡ bằng tay của Kocu

Máy bơm mỡ máy xúc bằng điện

Máy bơm mỡ bằng điện cũng được sử dụng trong việc bảo dưỡng các loại máy móc công nghiệp như máy xúc, cần cẩu,…Ưu điểm của máy là có dung tích thùng chứa mỡ lớn, bơm nhanh chóng và hiệu quả, có thể sử dụng liên tục, không mất thời gian và sức lực của người dùng.

Các loại máy bơm mỡ bằng điện có áp suất đạt đến 40MPa, giúp mỡ bơm xa và nhanh hơn, hạn chế được bụi bẩn, được sử dụng chuyên dụng trong bảo dưỡng bơm mỡ máy xúc, xe tải, máy khoan công nghiệp. 

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm máy bơm mỡ bằng điện của Kocu, đây là một trong những thương hiệu sản xuất máy bơm mỡ nổi bật nhất hiện nay với chất lượng và độ bền vượt trội, thiết kế hiện đại. 

máy bơm mỡ bằng điện Kocu Gz-D2

Tuy nhiên, máy cần nguồn điện để có thể hoạt động vì thế sẽ khá bất tiện nếu bơm mỡ cho máy xúc đang hoạt động tại các vị trí xa nguồn điện.

Hướng dẫn chi tiết cách bơm mỡ máy xúc

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn có thể thao tác bơm mỡ cho máy xúc tùy thuộc vào từng loại máy.

Cách bơm mỡ bò máy xúc bằng tay

Để bơm mỡ với máy bơm mỡ bạn chỉ cần thực hiện các bước đơn giản sau đây:

  • Bước 1: Đưa mỡ vào ống chứa: Sử dụng ống mỡ chuyên dụng, bật phần đấy ống và đầu thoát trên cùng sau đó kéo hết toàn bộ chiều dài thanh kéo hút mỡ xuống dưới và đưa ống mỡ đó vào bên trong.
  • Bước 2: Sau khi đã đưa mỡ để bơm mỡ máy xúc vào trong ống để chuẩn bị bơm, vặn chặt ren nắp của đầu bơm lại rồi đât gọn thanh hút về vị trí cũ.
  • Bước 3: Di chuyển đầu bơm đến vị trí cần tra mỡ và bóp cò súng với lượng mỡ phù hợp.

Cách bơm mỡ máy xúc với máy bơm mỡ bằng điện

Bơm mỡ cho máy xúc với máy bơm mỡ bằng điện rất đơn giản, qua các thao tác sau:

  • Bước 1: Cho mỡ vào thùng chứa mỡ của máy bơm mỡ, đối với các loại máy có dung tích từ 30 lít, có thể cho cả xô mỡ vào bên trong và đóng thật chặt nắp thùng chứa.
  • Bước 2: Kết nối lắp các thiết bị như dây dẫn mỡ, súng bơm mỡ và thùng chứa mỡ với nhau.
  • Bước 3: Kết nối với nguồn điện ổn định và phù hợp cho máy bơm mỡ máy xúc.
  • Bước 4: Bóp cò súng và bơm mỡ vào vị trí cần bôi trơn.

Ngoài ra trong quá trình sử dụng các loại máy bơm mỡ máy xúc, bạn cần chú ý một số điều sau để máy luôn hoạt động ổn định, hiệu quả.

Vệ sinh các đầu kết nối thật sạch
  • Thường xuyên vệ sinh máy, tránh bụi bẩn làm tắc đường dẫn mỡ hoặc đầu súng bơm mỡ.
  • Đối với máy có dạng thùng chứa, cần đánh mỡ tan trước khi sử dụng và tuyệt đối không sử dụng mỡ kém chất lượng đã qua sử dụng.
  • Vặn và ghim thật chặt các vị trí kết nối, tránh rò rỉ áp suất khiến việc bơm mỡ không hiệu quả.

BÁO GIÁ 5 máy bơm mỡ máy xúc được ưa chuộng nhất hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sản xuất máy bơm mỡ, nhưng nổi bật nhất vẫn là thương hiệu Kocu. Các sản phẩm do Kocu sản xuất rất đa dạng cả về kích thước lẫn chủng loai. Dưới đây là bảng giá máy bơm mỡ máy xúc được ưa chuộng nhất của hãng trong năm vừa qua để bạn tham khảo.

Tên sản phẩm Giá tham khảo
Máy bơm mỡ bằng tay Kocu Gz-6S (12 lít) 1.4 – 1.6 triệu
Máy bơm mỡ khí nén Kocu Gz8 (12 lít) 1.85 – 2 triệu
Máy bơm mỡ inox 12L US8 3.95 – 4.2 triệu
Máy bơm mỡ 20 lít Kocu Gz9T 3.9 – 4.3 triệu
Máy bơm mỡ điện Kocu Gz-D1 15.5 – 17 triệu

Điện máy Lucky hiện là một trong những đơn vị phân phối chính hãng máy bơm mỡ của Kocu tại thị trường Việt Nam với đầy đủ các model cùng mức giá cạnh tranh và chính sách mua hàng hấp dẫn.

Điện máy Lucky phân phối đa dạng các sản phẩm máy bơm mỡ chính hãng từ Kocu
  • SHIP COD nhanh chóng trên toàn quốc.
  • Hỗ trợ đổi trả tròn 7 ngày nếu có lỗi từ nhà sản xuất.
  • Bảo hành 12 tháng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc bơm mỡ cho máy xúc, các loại thiết bị phù hợp và hướng dẫn sử dụng chi tiết với tùng loại máy.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn! Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn.

admin

Bài đăng gần đây

Review chi tiết máy nén khí Oshima 24L chính hãng 2024

Máy nén khí Oshima 24L là loại máy chất lượng cao, được sản xuất và lắp ráp trực tiếp tại…

6 tháng ago

Nên đầu tư máy nén khí Etop 30L không dầu hay có dầu?

Máy nén khí Etop 30L là dòng máy nén khí mini, được sản xuất ở 2 dạng: có dầu và…

6 tháng ago

Sự thật về máy nén khí Etop 9L giá rẻ từ 1.4 triệu đồng

Máy nén khí Etop 9L thuộc dòng máy nén khí mini không dầu, được sản xuất trực tiếp tại Đài…

6 tháng ago

Top 7+ máy nén khí Pegasus 330L chất lượng cao 2024

Máy nén khí Pegasus 330L là sản phẩm được sản xuất và lắp ráp trực tiếp tại Việt Nam nên…

6 tháng ago

Nên đầu tư máy nén khí Wing 25L có dầu hay không dầu?

Máy nén khí Wing 25L là sản phẩm máy nén khí Việt Nam, có giá thành rẻ chỉ từ 2…

6 tháng ago

Review máy nén khí Puma 3hp nhập khẩu, chính hãng 100%

Máy nén khí Puma 3hp thuộc dòng máy nén khí 8kg, được sản xuất và lắp ráp trực tiếp tại…

6 tháng ago