Categories: Tin tức

[THẢO LUẬN] Vốn mở gara sửa chữa ô tô cần bao nhiêu?

Mở gara sửa chữa ô tô cần đầu tư những gì? Vốn mở gara sửa chữa ô tô cần bao nhiêu? Đó là câu hỏi của hầu hết các nhà đầu tư đang có kế hoạch kinh doanh gara ô tô. Để được giải đáp chi tiết, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Vốn đầu tư mở gara sửa chữa cho người mới

Xem thêm: Kinh nghiệm mở xưởng sửa chữa ô tô

Chi phí đầu tư mặt bằng

Mặt bằng là yếu tố đầu tiên mà chủ đầu tư cần quan tâm và giải quyết khi có kế hoạch mở gara sửa chữa ô tô. Bởi đây là yếu tố quan trọng, quyết định chính đến khả năng tiếp cận của khách hàng tới gara sửa chữa của bạn.

Mặt bằng kà yếu tố thu hút khách hàng

Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí thuê mặt bằng chiếm khoảng 5% tổng số vốn mở gara sửa chữa ô tô. Để phục vụ nhu cầu sửa chữa, bạn cần tìm mặt bằng có diện tích rộng rãi, thoáng mát khoảng 200 – 300m2 nhằm đón tiếp được lượng lớn xe tới gara mỗi ngày.

Ngoài ra, việc lựa chọn vị trí phong thủy, đắc địa cũng là yếu tố mà bạn cần quan tâm. Ưu tiên những địa điểm ở các con phố lớn, nhiều xe qua lại và ít khi gặp tình trạng tắc đường. Mặt bằng có mặt tiền lớn, thuận tiện cho việc xe ra vào gara,…

Lựa chọn địa điểm đắc địa

Đối với những vị trí ở khu vực nông thôn, giá thuê sẽ từ 15 – 25 triệu/1 tháng. Trong khi đó, nếu bạn thuê mặt bằng ở trong nội thành, giá cả sẽ cao hơn, dao động từ 40 – 60 triệu.

Chi phí thiết kế nội thất gara

Sau khi lựa chọn được mặt bằng, chủ đầu tư cần bắt tay vào thiết kế và tiến hành xây dựng gara. Tùy vào ngân sách đầu tư, quy mô kinh doanh nhỏ hay lớn, cơ bản hay chuyên nghiệp và chi phí xây dựng nội thất gara sẽ khác nhau, giao động từ 200 – 400 triệu.

Xây dựng nội thất cho gara

Đối với trường hợp bạn thuê lại địa điểm của một gara cũ, vốn mở gara sửa chữa ô tô có thể ít hơn bởi bạn có thể tận dụng một số đồ nội thất hay trang thiết bị từ gara cũ.

Chi phí thuê nhân sự

Để gara có thể vận hành ổn định, gara cần thuê ít nhất từ 3 – 5 thợ kỹ thuật, 1 – 2 nhân viên hành chính và 1 nhân viên kế toán. Ngoài ra, tùy theo quy mô và lượng xe đến gara mỗi ngày, chủ đầu tư có thể cân chỉnh tăng giảm số lượng nhân viên phù hợp.

Tuyển nhân sự dày dặn kinh nghiệm

Với mức lương cơ bản hiện đang dao động từ 6 – 8 triệu đối với nhân viên mới và 8 – 10 triệu đối với nhân công có kinh nghiệm. Do đó, chi phí tiền lương chiếm từ 40 – 55 triệu đồng trong vốn mở gara sửa chữa ô tô.

Chi phí đầu tư thiết bị, máy móc sửa chữa

Đặc biệt, để gara có thể đi vào hoạt động và quá trình cung cấp dịch vụ sửa chữa diễn ra suôn sẻ, việc đầu tư máy móc, trang thiết bị gara là không thể thiếu. Độ hiện đại, tân tiến của thiết bị càng cao thì càng giúp gara tăng được sự chuyên nghiệp và tính cạnh tranh đối với các đơn vị khác.

Đầu tư trang thiết bị, máy móc

Dưới đây là một số thiết bị, máy móc cơ bản mà gara của bạn cần phải có:

Thiết bị – Máy móc Giá tham khảo
Cầu nâng 2 trụ: có chức năng nâng đỡ xe ô tô, tạo không gian thoáng ở dưới gầm xe để thợ sửa dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.
  • Cầu nâng 2 trụ giằng trên: 29 – 32 triệu
  • Cầu nâng 2 trụ giằng dưới: 30 – 35 triệu
Máy nén khí: cung cấp khí nén cho các thiết bị, dụng cụ dùng khí nén như súng bơm hơi, súng siết bulong, máy hút dầu,…
  • Máy nén khí 1 cấp: 10 – 20 triệu
  • Máy nén khí piston 2 cấp: 15 – 50 triệu
Máy ra vào lốp: hỗ trợ dịch vụ sửa chữa, làm lốp, thay lốp,…
  • Máy ra vào lốp cơ bản: 15 – 25 triệu
  • Máy ra vào lốp tự động: 35 – 45 triệu
Máy bơm mỡ bò: tiến hành tra mỡ vào các vị trí, khe hở của động cơ.
Bộ đồ nghề sửa chữa xe ô tô
  • Bộ đồ nghề dao động từ 4 – 6 triệu 
Các thiết bị, máy móc khác: máy nạp ắc quy, máy chẩn đoán lỗi,…
  • Giá từ 20 – 40 triệu
Bộ đồ nghề sửa chữa

Từ bảng thiết bị trên, bạn có thể ước lượng ngân sách đầu tư mở gara sửa chữa ô tô cần chi thêm từ 150 – 200 triệu động cho việc đầu tư trang thiết bị.

Trên đây là những thông tin tổng quan, giải đáp về vốn mở gara sửa chữa ô tô cần bao nhiêu, để bạn có thể tham khảo và cân chỉnh khoản ngân sách đầu tư phù hợp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết

admin

Bài đăng gần đây

Review chi tiết máy nén khí Oshima 24L chính hãng 2024

Máy nén khí Oshima 24L là loại máy chất lượng cao, được sản xuất và lắp ráp trực tiếp tại…

6 tháng ago

Nên đầu tư máy nén khí Etop 30L không dầu hay có dầu?

Máy nén khí Etop 30L là dòng máy nén khí mini, được sản xuất ở 2 dạng: có dầu và…

6 tháng ago

Sự thật về máy nén khí Etop 9L giá rẻ từ 1.4 triệu đồng

Máy nén khí Etop 9L thuộc dòng máy nén khí mini không dầu, được sản xuất trực tiếp tại Đài…

6 tháng ago

Top 7+ máy nén khí Pegasus 330L chất lượng cao 2024

Máy nén khí Pegasus 330L là sản phẩm được sản xuất và lắp ráp trực tiếp tại Việt Nam nên…

6 tháng ago

Nên đầu tư máy nén khí Wing 25L có dầu hay không dầu?

Máy nén khí Wing 25L là sản phẩm máy nén khí Việt Nam, có giá thành rẻ chỉ từ 2…

6 tháng ago

Review máy nén khí Puma 3hp nhập khẩu, chính hãng 100%

Máy nén khí Puma 3hp thuộc dòng máy nén khí 8kg, được sản xuất và lắp ráp trực tiếp tại…

6 tháng ago