Tin tức
Kinh nghiệm mở gara sửa chữa ô tô và chi phí đầu tư cụ thể
Nhằm đáp ứng nhu cầu sửa chữa ô tô của khách hàng, nhiều chủ đầu tư lựa chọn mở gara để kinh doanh. Vậy mở gara sửa chữa ô tô cần bao nhiêu tiền? Chi phí có đắt không? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Vốn mở gara sửa chữa xe ô tô cần bao nhiêu?
Hướng dẫn mở gara sửa chữa ô tô chuyên nghiệp
Mở gara ô tô để sửa chữa, bảo dưỡng xe là cách nhiều người đang lựa chọn. Đây là mô hình kinh doanh dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận. Những hướng dẫn sau sẽ giúp ích cho những ai đang có ý định mở gara.
Nghiên cứu thị trường và xác định mô hình gara
Trước khi bắt tay vào đầu tư mở gara ô tô, việc đầu tiên và cực kỳ quan trọng là nghiên cứu thị trường. Chủ gara cần khảo sát kỹ khu vực dự định mở gara: mật độ xe ô tô, thu nhập người dân, thói quen sử dụng dịch vụ sửa chữa, mức độ cạnh tranh với các gara khác. Điều này giúp chủ gara định hình được tiềm năng cũng như các thách thức sẽ gặp phải.

Dựa trên kết quả khảo sát, bạn sẽ quyết định lựa chọn mở gara sửa chữa ô tô theo mô hình nào: gara tổng hợp, gara chuyên biệt (chỉ sửa động cơ, bảo dưỡng,…), hoặc mô hình nhượng quyền từ các thương hiệu lớn (có hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và thương hiệu sẵn có). Mỗi mô hình sẽ có đặc điểm riêng nên chủ gara ô tô cân nhắc kỹ trước khi chọn hướng đi phù hợp với năng lực và mục tiêu kinh doanh.
Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết
Sau khi xác định được mô hình gara, bạn cần lập kế hoạch kinh doanh cụ thể và chi tiết. Bản kế hoạch này nên bao gồm các yếu tố chính như: tổng vốn đầu tư ban đầu, chi phí thuê mặt bằng, mua sắm thiết bị, thuê nhân công, chi phí marketing, các khoản chi vận hành (điện nước, bảo trì, vật tư tiêu hao,…) và một khoản dự phòng cho 3–6 tháng đầu khi gara chưa sinh lời.
Bên cạnh đó, bạn cần xác định rõ các dịch vụ sẽ cung cấp: thay dầu, làm lốp, vệ sinh nội thất, rửa xe, sơn gò,… Tính toán mức giá dịch vụ và định vị phân khúc khách hàng để tăng tính cạnh tranh.
Tìm kiếm và thuê mặt bằng phù hợp
Mặt bằng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và hiệu quả vận hành của gara. Mở gara sửa chữa ô tô chuyên nghiệp nên có diện tích từ 150–300m² trở lên, tùy vào quy mô bạn dự định triển khai. Vị trí mặt bằng nên ở nơi dễ tiếp cận, gần đường lớn, khu dân cư đông đúc hoặc các khu công nghiệp – nơi có mật độ xe lưu thông cao.

Mặt bằng cần có chỗ để xe rộng rãi, thuận tiện cho khách hàng ra vào. Cơ sở hạ tầng cũng cần đạt yêu cầu tối thiểu như: có điện 3 pha, hệ thống cấp thoát nước đầy đủ, có nền bê tông chịu lực, mái che chống nóng mưa. Đặc biệt gara ô tô cần tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
Đầu tư trang thiết bị cần thiết
Để gara hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp, việc đầu tư thiết bị là không thể thiếu. Mở gara sửa chữa ô tô cần có: cầu nâng ô tô ( 1 trụ hoặc 2 trụ), máy nén khí piston hoặc trục vít, máy hút dầu, máy bơm mỡ. Các dụng cụ cầm tay chuyên dụng như súng xiết bu lông, máy đánh bóng,… cũng cần có.

Nếu bạn làm thêm sơn – gò, cần đầu tư thêm buồng sơn, hệ thống hút bụi, máy pha màu,… Trang thiết bị nên chọn loại chất lượng tốt, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo độ bền và độ chính xác khi sửa chữa.
Tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Con người là yếu tố then chốt quyết định chất lượng dịch vụ và sự phát triển lâu dài của gara. Bạn cần tuyển những người thợ có tay nghề tốt, trung thực và có tinh thần học hỏi. Một gara cơ bản, nhỏ thì thường có 2 – 3 thợ chuyên nghiệp. Mở gara sửa chữa ô tô lớn nên có ít nhất 3–5 kỹ thuật viên đa năng, có thể xử lý các hạng mục khác nhau, bên cạnh đó là 1–2 thợ chính có kinh nghiệm để xử lý các tình huống khó.

Ngoài ra, mở gara ô tô cần tuyển thêm nhân viên thu ngân hoặc người trong gia đình đảm nhận vị trí. Đào tạo định kỳ về kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng là điều cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ và giữ chân khách hàng lâu dài.
Xin giấy phép kinh doanh mở gara ô tô
Để hoạt động hợp pháp, bạn cần hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh. Tùy theo quy mô, mở gara sửa chữa ô tô có thể chọn mô hình hộ kinh doanh cá thể (dành cho gara nhỏ) hoặc công ty TNHH (gara lớn, hoạt động bài bản hơn).
Xây dựng thương hiệu và marketing
Gara muốn thu hút và giữ chân khách hàng nhờ vào chất lượng dịch vụ và chiến lược marketing bài bản. Nếu muốn hướng tới gara ô tô chuyên nghiệp, đạt chuẩn, chủ gara nên thiết kế bộ nhận diện thương hiệu gồm: tên gara, logo, bảng hiệu, đồng phục,…

Đồng thời, hãy xây dựng kênh truyền thông online như fanpage Facebook để chia sẻ kiến thức về ô tô, chương trình khuyến mãi, hình ảnh sửa chữa thực tế,… Chạy quảng cáo Google, Facebook tại khu vực xung quanh cũng là cách hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng trong giai đoạn đầu hoạt động.
Vận hành và quản lý gara hiệu quả
Quản lý gara hiệu quả sẽ giúp tối ưu chi phí, tăng năng suất làm việc và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Quy trình tiếp nhận và xử lý xe chuyên nghiệp, từ khâu tiếp khách – báo giá – sửa chữa – nghiệm thu – thanh toán, để đảm bảo sự minh bạch và tin tưởng từ phía khách hàng. Thường xuyên chăm sóc khách cũ bằng cách nhắc lịch bảo dưỡng định kỳ, gửi khuyến mãi cũng giúp gia tăng doanh thu. Tham khảo cách quản lý gara, xưởng sửa chữa xe ô tô tại đây.
Các loại chi phí mở gara sửa chữa ô tô
Để tiến hành kinh doanh gara, đòi hỏi chủ đầu tư cần nắm rõ các khoản chi phí cơ bản: mặt bằng, nhân công và trang thiết bị.
Thuê mặt bằng thiết kế mở gara
Để gara có thể thu hút được lượng khách lớn, chủ đầu tư nên tìm hiểu những vị trí đắc địa như ở mặt đường, có mặt tiền lớn và giao thông tiện lợi. Sau đó, bạn tiến hành thiết kế và xây dựng nội thất cho gara. Thông thường chi phí thiết kế bản vẽ và tiến hành thi công sẽ dao động khoảng 30 – 50 triệu với gara nhỏ, 100 triệu với gara lớn.

Thuê nhân công mở gara sửa chữa ô tô
Mức lương của mỗi vị trí có thể dao động từ 5 – 10 triệu tùy theo kinh nghiệm tay nghề và độ thành thạo công việc. Do đó, tổng chi phí cần chi trả cho nhân viên có thể rơi vào 50 – 60 triệu.
Xem thêm: Cập nhật giá thiết bị nhà xưởng sửa chữa ô tô
Mua trang thiết bị mở gara sửa chữa ô tô
Thiết bị, máy móc gara là một trong những yếu tố không thể thiếu để hỗ trợ cho quá trình sửa chữa. Dưới đây là một số thiết bị cơ bản trong gara mà bạn cần đầu tư:
- Cầu nâng trụ: có nhiệm vụ nâng hạ ô tô lên độ cao thích hợp, phục vụ cho công việc khám, kiểm tra và sửa chữa xe ( từ 30 – 35 triệu)
- Máy nén khí: cung cấp khí nén cho các thiết bị dùng hơi như máy ra vào lốp, máy hút dầu, máy bơm mỡ và các loại súng dùng hơi ( từ 15 – 50 triệu).
- Máy ra vào lốp: phục vụ hoạt động sửa chữa, thay lốp, làm lốp xe (từ 15 – 45 triệu). Máy ra vào lốp giúp thợ sửa chữa tháo/lắp lốp cực kỳ nhanh chóng, thời gian chưa đến 1 phút. Bên cạnh đó, thiết bị đảm bảo độ nguyên vẹn của lốp, tránh tình trạng xước lazang, vành xe trong quá trình thực hiện.

- Máy bơm mỡ chuyên dụng: có nhiệm vụ tra mỡ vào động cơ, các khe hở hay trục khuỷu của bộ phận ô tô ( từ 5 – 17 triệu).
- Ngoài ra, bạn cần trang bị các công cụ, dụng cụ sửa chữa cầm tay như: cờ lê, mỏ lết, súng siết bulong,…
Các chi phí phát sinh khác
Ngoài ra, để gara có thể vận hành ổn định, chủ đầu tư cần chi trả các khoản chi phí như: tiền nước, tiền điện, thuế, chi phí vận chuyển,…

Điện máy Lucky – Địa chỉ bán thiết bị gara ô tô giá tốt, chính hãng
Hiện nay, nhiều đơn vị cung cấp thiết bị gara nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của các chủ đầu tư. Điện máy Lucky – đơn vị chuyên phân phối thiết bị gara như cầu nâng, máy bơm mỡ, máy hút dầu,…với giá thành cạnh tranh trên thị trường. Địa chỉ có 3 chi nhánh ở 3 miền nên có thể phục vụ mọi khách hàng.

Xem thêm: Top 3 địa chỉ bán đồ nghề sửa chữa ô tô uy tín
Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu hơn về chi phí mở gara sửa chữa ô tô và lựa chọn được các khoản đầu tư phù hợp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.